1. Có mấy loại VPN và công dụng của từng loại?
VPN có thể hiểu như các “đường hầm” giúp che giấu các dữ liệu của chúng ta khi ta đi qua nó. Công nghệ VPN được phân thành 2 loại cơ bản: Site-to-Site VPN và Remote Access VPN.
Site-to-Site VPN
Là một mô hình dùng để kết nối các hệ thống mạng ở các nơi khác nhau tạo thành một hệ thống mạng thống nhất. Ở loại kết nối này thì thiết bị đầu cuối ở các Site sẽ đảm nhiệm việc chứng thực ban đầu, các thiết bị này hoạt động như một Gateway và đây cũng chính là nơi đặt rất nhiều chính sách liên quan đến bảo mật nhằm truyền dữ liệu một cách an toàn giữa các Site với nhau.
VPN Site-to-site giúp giải quyết khá nhiều bài toán trong thực tế, khi các doanh nghiệp cần giao tiếp các máy chủ với nhau một cách an toàn, bảo mật thông qua mạng nội bộ chứ không phải Internet.
Remote Access VPN
Mô tả nhu cầu muốn truy cập vào mạng Intranet (Mạng cục bộ, dùng trong nội bộ công ty) của một công ty qua Gateway hoặc VPN của các người dùng ở xa. Giải pháp này được gọi là client/server. Một giải pháp giải quyết được mong muốn làm việc ở nhà cho nhân viên nhưng vẫn muốn có một kết nối an toàn với mạng công ty.
2. VPN bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công DDoS ?
Tấn công DDoS là gì?
Một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (tấn công DoS - viết tắt của Denial of Service) hay tấn công từ chối dịch vụ phân tán (tấn công DDoS - viết tắt của Distributed Denial of Service) là một nỗ lực làm cho những người dùng không thể sử dụng tài nguyên của một máy tính.
Mô hình peer-to-peer được áp dụng trong VPN để giúp các game thủ online có trải nghiệm mượt mà hơn. Nhưng đôi khi trong chính những trường hợp đó khiến người khác có thể phát hiện ra được địa chỉ IP của bạn. Địa chỉ IP máy tính của bạn giống như địa chỉ nhà nhưng đối với máy tính và router trên Internet. Khi bạn có địa chỉ IP của một thiết bị khác bạn có thể thử kết nối với nó, nhưng nếu là người có mục đích xấu thì việc kết nối thử này trở thành tiền đề cho một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Họ sẽ sử dụng địa chỉ IP đó để gửi một lưu lượng truy cập Internet lớn khiến cho thiết bị lag và sập máy tính. Tuy nhiên các cuộc tấn công DDoS đối với các công ty lớn như Google hay Amazon thì đây là những trải nghiệm hằng ngày.
Những lo lắng về DDoS này đã bao trùm thế giới trò chơi online. Bạn có thể dễ dàng nhận ra được rằng trên bất kỳ những diễn đàn trò chơi online nào cũng đều xuất hiện những nỗi sợ về việc tấn công DDoS khi chơi game. Vào cuối năm 2019, một vụ tấn công vào Server của game World of Warcraft, khiến mọi nỗ lực của game thủ đều vô dụng bởi vì vấn đề nằm ở chính máy chủ của game chứ không phải là Internet của bạn.
Còn một kiểu tấn công DDoS khác tuy không phổ biến nhưng các game thủ nên biết để phòng ngừa. Nếu bạn nhận được một yêu cầu trò chuyện từ người lạ, họ sẽ cố gắng dẫn bạn đến một trang web hoặc một phòng chat mà họ đã thiết lập để tìm địa chỉ IP của bạn. Dù rằng không phổ biến nhưng đây vẫn là một hình thức của lừa đảo trên mạng.
Nếu bạn cho rằng thiết bị của mình đã bị tấn công DDoS trong khi chơi game, hãy kiểm tra những người xung quanh có trải nghiệm tương tự không và bạn đã làm những gì trước khi có những trải nghiệm lạ này. Tìm hiểu trên các diễn đàn cũng như các trang hỗ trợ liên quan của nhà phát triển game để hiểu được vấn đề mình đang gặp phải.
3. VPN có thể cải thiện hiệu suất chơi game không?
Lý do khiến các game thủ chọn VPN đến từ việc họ sẽ không bị bóp băng thông như Internet trong nước, nếu đang sử dụng máy chủ VPN gần với vị trí server của game. Nhưng tốc độ băng thông mà VPN cung cấp không giống kết nối Internet vì nó thiếu ổn định mặc dù có thể VPN sẽ giúp đường truyền tốt hơn rất nhiều, nên việc sử dụng VPN để chơi game hầu như không mấy khả thi.
Ví dụ, nếu nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn không điều chỉnh VPN trong khi đang điều chỉnh các kết nối chơi game, thì VPN có thể giúp bạn cải thiện hiệu suất. Bạn có thể sử dụng VPN để vượt qua “hàng rào” mà Wifi công cộng đã chặn kết nối với game.
Khi bạn muốn chơi game ở những khu vực khác như Châu Âu hoặc Châu Á, hãy chắc rằng game sẽ không tự động kết nối bạn với bất kỳ khu vực khác nào, vì đối với một số game có khóa vùng thì việc nhảy qua nhảy lại các vùng bằng VPN sẽ khiến bạn bị đá văng khỏi game
Ở các trường đại học hay công ty, họ thường chặn một số game để sinh viên hay nhân viên của họ có thể tập trung vào công việc hơn. Việc dùng VPN có thể xuyên qua được bộ lọc IP, nhưng đây là một ý tưởng tồi tệ nếu bạn muốn đi ngược lại quy định của tổ chức.
4. Tóm lại có nên dùng VPN để chơi game hay không?
VPN là một công cụ tuyệt vời giúp bạn bạn ẩn danh và tận dụng được máy chủ trung gian để tránh tình trạng bóp băng thông. Nhưng việc dùng VPN để chơi game thì thật sự không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn chơi các game có máy chủ đặt ở nước ngoài thay vì ở Việt Nam thì VPN sẽ giúp bạn giảm được tình trạng giật lag khi bạn ở xa so với máy chủ của game.
Ngoài ra, trước khi bạn quyết định chi tiền ra để mua tài khoản VPN, hãy tìm hiểu xem trò chơi của bạn sử dụng giao thức mạng nào và nhà phát triển đã và đang làm gì để tiến hành ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Nếu như nhà phát triển không có biện pháp nào thì bạn nên dùng VPN để tránh các cuộc tấn công DDoS.